Thứ Tư , Tháng Mười Hai 18 2024
Home / Danh Sách Tổng Hợp / Top 11 Ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Tháp

Top 11 Ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Tháp

Chùa Phước Hưng

Chùa Phước Hưng hay Chùa Hương đã có mặt tại Sa-đéc từ thời khai hoang lập ấp của tiền nhân. Theo lịch sử của chùa ghi lại, chùa do cộng đồng người Minh Hương trên đường lánh nạn, tìm đất dung thân chung nhau xây cất. Chùa Phước Hưng có lối kiến trúc khá đặc biệt hơn các Cổ tự ở miền Nam Việt Nam, đó là kiểu giống ngôi đình làng hơn là ngôi chùa. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm dương, trên nóc là phù điêu hình long, lân, quy, phụng…được tô đắp bằng miễn chén kiểu, màu sắc sặc sỡ. Các bức hoành phi, liễn đối khắc trên gỗ hoặc trên cột đều sơn son thếp vàng. Mặt tiền chánh điện có đôi câu đối bằng chữ Hán.

Từ xưa đến ngày nay, Chùa Phước Hưng đã trở thành mái ấm tâm linh không thể thiếu đối với người dân Đồng Tháp. Người dân thường xuyên đến để thắp hương cầu nguyện. Còn những ngày rằm lớn và Tết Nguyên Đán trong năm, thì nơi đây không những trở thành nơi lễ hội rộn ràng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 461 Đại lộ Hùng Vương, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp.

Chùa Bà Sa Đéc

Chùa Bà Sa Đéc (Thất Phủ Thiên Hậu) là một ngôi chùa cổ kính, có lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Trung Hoa.. Chùa được thành lập từ giữa thế kỷ XIX trên một khu đất vốn đã có miếu thờ Bà Thiên Hậu, kế bên có Quan Đế Thánh miếu. Kiến trúc của chùa khá đẹp, độc đáo thể hiện đầy đủ nét văn hóa Việt – Hoa. Hiện nay, nơi này là một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc và là nơi người dân, khách du lịch ở mọi miền đất nước, về thưởng ngoạn và cúng bái.

Hằng năm, Chùa Bà Sa Đéc có hai ngày lễ lớn: ngày 23.3 (â.l) là vía ngày sanh, ngày 9.9 (â.l) là ngày hiển thánh. Nhưng long trọng hơn cả là ngày vía bà 23.3 (â.l). Để tổ chức tốt cho kỳ lễ vía, bà con người Hoa đã chuẩn bị nhiều ngày trước đó: khoảng 18. 3 (â.l) là bà con người Hoa đã tập trung ở Hội quán để sửa sang, quét dọn, chuẩn bị… Người ta tổ chức tắm cho Bà sạch sẽ, thay quần áo mới cho Bà. Lễ tắm Bà được tổ chức rất trang trọng, nơi Bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, cử hai cô gái vào tắm rửa cho Bà. Người ta nấu nước sôi để nguội rồi đổ vào thau, hái lá bưởi để vào rồi dùng khăn tắm cho Bà. Lá bưởi được người Hoa tin như một thứ bùa hộ mệnh dùng để tẩy sạch bụi trần, bao điều phiền muộn, những thứ xui xẻo, không may mắn. Sau khi tắm Bà xong, người ta lấy nước đó về tắm cho trẻ con để cầu mong nó được khỏe mạnh, nên người. Ngày vía bà hằng năm thật sự là một ngày hội lớn, là một nét sinh hoạt văn hóa vui tươi và đầy bổ ích không chỉ của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc mà còn là niềm vui chung của các dân tộc ở đây. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Chùa Bửu Nghiêm

Chùa Bửu Nghiêm nằm dưới dốc cầu Nha Mân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, do Sư cô Thích Nữ Phước Liên trụ trì. Cuối năm 2007, qua nhân duyên khởi từ Ni sư Thích Nữ Như Liên đang tu tại chùa Giác Lâm nằm bên chợ mới Nha Mân, con cháu của ông Phan Văn Vinh đã hoan hỉ theo sở nguyện tìm kiếm bấy lâu nay của mình đồng ý giao cơ sở thờ tự “cô Hai Hiên” lại cho sư cô Phước Liên ngày đêm hương đăng cúng kính. Từ đây, tên chùa Bửu Nghiêm được tái lập, vì trước đó, khi thân mẫu của ông Phan Văn Vinh còn sống, bắt đầu vào khoảng năm 1945, nó vốn là một ngôi chùa tư nhân có tên hiệu là Bửu Nghiêm, phát triển dần từ cái am dành thờ “cô Hai Hiên” ngày nào. Tháng 8 năm 2009, chùa Bửu Nghiêm làm đơn xin gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được công nhận là cơ sở thờ tự, và sư cô Phước Liên trở thành Trụ trì.

Bên cạnh việc là nơi để người dân cúng bái thì Chùa Bửu Nghiêm là địa chỉ nổi tiếng trong việc làm từ thiện như nhận nuôi trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi, tổ chức các hội khuyến học giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các buổi cơm chay từ thiện… Nếu bạn muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hay muốn chọn một nơi thanh tịnh để bớt đi những phiền muộn trong cuộc sống thì hãy đến với Chùa Bửu Nghiêm để cảm nhận được những điều tốt đẹp đó.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ:1904/A ấp Tân Thuận, Châu Thành, Đồng Tháp
  • Hotline: 090 297 00 41
  • Facebook: https://www.facebook.com/chuabuunghiemnhamandongthap/

Chùa Phước Huệ

Chùa Phước Huệ là một trong ba địa điểm mở chương trình trung cấp Phật học tại tỉnh Đồng Tháp. Có thể xem chùa Phước Huệ là một trong những ngôi chùa ni lớn nhất nhì Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1947 vì hoàn cảnh chiến tranh chùa bị thiêu rụi, đến 1957 chùa được xây dựng lại sau đó chùa đã được nâng cấp, tu sửa lại. Tọa lạc trên diện tích 26.000m2, ngôi chùa bề thế trang nghiêm nằm giữa một khuôn viên rộng có lối kiến trúc nổi bật với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút  cùng nhiều chi tiết chạm khắc công phu tinh tế khiến ai đi qua cũng không khỏi ấn tượng bởi vẻ đẹp uy nghi của chùa. 

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của phật giáo Việt Nam, Chùa Phước Huệ đã và đang viết tiếp trang sử vàng của phật giáo Việt Nam, tiếp tục khẳng định chỗ đứng của phật giáo trong lòng dân tộc. Ngày nay, Chùa Phước Huệ không chỉ là một địa chỉ văn hóa tôn nghiêm, địa chỉ tu học của tăng ni mà còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với du khách khi có dịp về thăm Đồng Tháp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 481, Khóm 3, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Chùa Phước Kiển Tự

Phước Kiển Tự (Chùa Lá Sen) là ngôi chùa lớn trong khu đền Phật giáo có ao sen với những chiếc lá khổng lồ. Chùa tọa lạc tại xã Hòa Tân (Đồng Tháp). Để đến chùa, bạn đi theo tuyến quốc lộ 80, qua chợ Nha Mân thì rẽ trái, đi đường ven sông, hỏi người dân về cây cầu gỗ để đến chùa Lá Sen hoặc chùa Phước Kiển. 

Đến với chùa Phước Kiển Tự du khách sẽ cảm nhận được không gian thanh tĩnh, mát mẻ. Trong khuôn viên chùa có một hồ sen đặc biệt, lá sen có kích thước khổng lồ như những  chiếc nón quai thao mà phụ nữ miền Bắc ngày xưa hay đội. Vào những ngày nước nổi, đường kính của sen có thể đạt tới 3m, có thể “cõng” và chịu được sức nặng của một người khoảng 70 – 80 kg. Còn vào mùa khô, lá sen chỉ to khoảng 1 – 1,5m. Du khách tham quan hồ sen miễn phí, nhưng để ngồi lên lá sen chụp ảnh thì có người dân sống gần đó làm dịch vụ, bắc ván gỗ đưa bạn lên lá, rồi chụp ảnh. Giá dịch vụ là 20.000 đồng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Xã Hòa Tân, H. Châu Thành, Đồng Tháp

      Chùa Bửu Lâm

      Chùa Bửu Lâm (Chùa Tổ) Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Chùa mang đậm lối kiến trúc cổ kính, có bề dày lịch sử 300 năm, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Nhiều tài liệu ngày nay cho biết chùa do Thiền sư Thiện Châu, đời 33 Thiền phái Lâm Tế khai sơn. Thiền sư Hải Huệ, đời 38 Thiền phái Lâm Tế đã cho đại trùng tu ngôi chùa, đúc đại hồng chung năm 1902. Điện Phật có khá nhiều tượng thờ, được bài trí trang nghiêm. Trong khuôn viên chùa còn giữ 11 ngôi tháp mộ chư vị trụ trì tiền nhiệm. Hàng năm, chùa tổ chức lễ giỗ tổ khai sơn Thiện Châu vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

      Chùa Bửu Lâm không chỉ là chốn thanh tịnh để Phật tử trong tỉnh viếng thăm lễ Phật mà còn là điểm du lịch văn hóa tâm linh được Phật tử nhiều nơi khác biết đến.Hiện nay, có rất nhiều tour du lịch đưa du khách đến tham quan vãn cảnh chùa để tìm hiểu nguồn gốc, nét đẹp văn hóa tâm linh của ngôi chùa. Vì thế nếu đến Đồng Tháp đừng quên ghé thăm chùa Bửu Lâm nhé, viếng thăm chùa để tâm hồn bạn tìm đến sự thanh tịnh hơn, những phiền muộn, mệt mỏi của cuộc sống thường ngày sẽ không còn lắng đọng nữa.

      THÔNG TIN LIÊN HỆ:

      • Địa chỉ: Xã Bình Hàng Trung, H. Cao Lãnh, Đồng Tháp

      Chùa Kiến An Cung

      Kiến An Cung, tục gọi là chùa ông Quách, là một ngôi đền tọa lạc tại trung tâm thành phố Sa Đéc, đối diện với con rạch Cái Sơn. Đền được xây từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến. Ngôi chùa này có nét kiến trúc độc đáo, linh thiêng và lâu đời với lịch sử gần 100 năm. Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Về cấu trúc, Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách).

      Hàng năm, vào ngày 22 tháng 2 âm lịch (Ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương) và ngày 22 tháng 8 âm lịch (Ngày thành đạo của Quảng Trạch Tôn Vương) Chùa Kiến An Cung sẽ tổ chức những lễ cúng tế. Ngoài ra, vào những dịp rằm lớn nơi đây thường tổ chức những lễ cúng. Bạn có thể đến chùa xin xăm, cầu an và cúng bái. Nơi đây được đánh giá là ngôi chùa linh thiêng ở Đồng Tháp. Bạn có thể đến chùa xin xăm, cầu an và cúng bái. Ghé thăm ngôi chùa linh thiêng của Đồng Tháp này, chắc chắn bạn sẽ vô cùng trầm trồ khi chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc và không khí tĩnh lặng nơi đây.

      THÔNG TIN LIÊN HỆ:

      • Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

      Chùa Tháp Linh

      Chùa Tháp Linh nằm trong khu di tích Gò Tháp. Tháp Linh còn có cái tên khác là Tháp Mười cổ tự rất phổ biến trước đây. Chùa theo hệ phái Bắc Tông. Sau thời gian dài hoang phế bởi chiến tranh, năm 1999 chùa Tháp Linh được xây dựng lại hoành tráng uy nghi với kiến trúc hiện đại mang dáng dấp chùa Từ Đàm ở Huế. Kiến trúc chùa Tháp Linh nổi bật với bố cục mặt bằng nền chùa hình chữ “Công” gồm có bảy hạng mục: cổng chùa, sân chùa, đài Quán Thế Âm, chánh điện, hậu tổ, nhà dành cho tăng ni. Chánh điện được bài trí rất trang nghiêm, trang trọng. Ở chính giữa, Đức Phật Thích Ca đang thiền định trên đài sen. Đây là một nơi rất phù hợp cho những Phật tử tín tâm đến lễ bái, cầu phúc.

      Hàng năm, hàng ngàn lượt khách du lịch đổ về Chùa Tháp Linh tham quan lễ bái, nhất là vào dịp lễ hội được tổ chức vào rằm tháng ba và tháng mười một âm lịch. Đây cũng là điểm đến tuyệt vời để du khách trải nghiệm. 

      THÔNG TIN LIÊN HỆ:

      • Địa chỉ: Tân Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp

          Chùa Hòa Long

          Chùa Hòa Long nằm bên cạnh Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, giữa Khu di tích và Chùa có xây dựng hoa viên, mở cổng phụ và đường nội bộ tạo lối liên thông giữa Chùa Hòa Long với Khu di tích nhằm tạo sự giao lưu, giao thoa và cộng hưởng về các giá trị văn hóa lịch sử của Cụ Phó bảng, của khu di tích Nguyễn Sinh Sắc với ngôi chùa Hòa Long – Ngôi chùa gắn với cuộc đời hoạt động của Cụ và công lao của tăng ni phật tử của chùa đã có công bảo vệ mộ Cụ. 


          Chùa Hòa Long được khởi công trùng tu từ năm 2008, với phần kinh phí hỗ trợ của chính quyền tỉnh Đồng Tháp, Ban Trị sự và Thích Chơn Thành – Trụ trì chùa Hòa Long đã vận động các chùa, Phật tử trong và ngoài tỉnh hỗ cúng dường cho công tác trùng tu. Sau một năm trùng tu, với kinh phí hơn 7 tỷ đồng, chùa Hòa Long đã hoàn tất việc trùng tu và đưa vào sử dụng, xứng đáng là một cơ sở tín ngưỡng có quy mô lớn của Giáo hội phật giáo tại tỉnh Đồng Tháp.

          THÔNG TIN LIÊN HỆ:

          • Địa chỉ: Phạm Hữu Lầu, Phường 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

          Chùa Bửu Hưng

          Chùa Bửu Hưng là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Đường vào chùa Bửu Hưng xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế  theo kiểu chữ tam” (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. 

          Với bề dày lịch sử, năm 2007, Chùa Bửu Hưng đã được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến thăm chùa, ông Mi-Chen Hen-Ry (quốc tịch Pháp) nhận xét: “Ở đây, tôi cảm nhận được không khí thật kỳ bí, thư thái, nhẹ nhõm tâm hồn nhưng không kém phần trang trọng, điều mà không phải chùa nào cũng có được…”. Nếu có dịp đến Đồng Tháp, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Bửu Hưng, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

          THÔNG TIN LIÊN HỆ:

          • Địa chỉ: Xã Long Thắng, H. Lai Vung, Đồng Tháp

          Chùa Kim Huê

          Chùa Kim Huê (Hội Khánh), được xây dựng từ năm 1806, người ở đây quen gọi là chùa Bông, bởi lẽ lúc xưa trước chùa trồng rất nhiều hoa, do vậy chùa có tên là Kim Hoa Tự mà được đọc trại thành Chùa Kim Huê. Từ những năm 1920-1945, nơi ngôi bảo tự này từng là trung tâm đào tạo gia giáo cho chư Tăng khắp lục tỉnh miền Tây, góp phần tài bồi ra nhiều bậc danh Tăng, tích cực đóng góp cho phong trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ như: Hòa thượng Hành Trụ, Thiện Tường, Thới An, Huệ Hưng, Từ Nhơn…

          Chùa Kim Huê nằm kề bên rạch Cái Sơn thơ mộng với kiến trúc mang phong cách Trung Hoa rất ấn tượng, một vẻ đẹp cung đình uy nghiêm giữa lòng thành phố. Trong Chùa Kim Huê có nhiều cảnh quan kiến trúc đẹp mắt và được thiết kế uyển chuyển, khéo léo, kết hợp với không gian trầm lắng, thanh bình và nhẹ nhàng, thi thoảng lại có tiếng chuông gió đong đưa, tiếng đọc kinh lầm rầm, tiếng trống chùa tịch mịch, rất thích hợp cho những ai đi du lịch Đồng Tháp muốn yên lặng bình tâm.

          THÔNG TIN LIÊN HỆ:

          • Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp
          • Hotline: 094 744 43 99
          • Facebook: https://www.facebook.com/todinhkimhuesadec/
          Rate this post
          Tắt Thông Báo [X]
          Xem bói ở HCM ở đâu đúng và chính xác