Thứ Tư , Tháng Mười Hai 18 2024
Home / Danh Sách Tổng Hợp / Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giới

Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giới

Dịch cúm gia cầm Hong Kong

Dịch cúm gần đây nhất diễn ra do các chủng cúm mới như A/H5N1, A/H6N2 đã được con người chặn đứng, nhưng từ khi chủng cúm A bắt đầu thành đại dịch năm 1889 đến tận 1968, chủng cúm A vẫn là chủng cúm chết chóc. Dịch cúm gia cầm Hong Kong bùng nổ sau dịch cúm gia cầm Châu Á 1957 không lâu, có tâm dịch tại Hong Kong. Nguyên nhân do chủng cúm A/H3N2 cũng lây lan sang gia cầm. Từ Hong Kong, đại dịch đã lây lan ra toàn thế giới, cướp đi sinh mệnh của 1 triệu người. Với con số 1 triệu người chết, dịch cúm gia cầm Hong Kong chính là cái tên cuối cùng trong Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giới.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1968-1969
  • Tâm dịch: Hong Kong, Trung Quốc
  • Virus: A/H3N2
  • Số người chết: 1 triệu

Dịch HIV/AIDS

HIV/AIDS chắc chắn là cụm từ không còn mấy xa lạ với bạn đọc. Có nhiều bạn đọc có thể cảm thấy lạ lùng tại sao HIV/AIDS lại được coi là đại dịch. Thực tế, HIV/AIDS đã được WHO gọi là “đại dịch” (epidemic). HIV/AIDS cũng có nguyên nhân gây ra bởi virus, lây nhiễm và lây lan từ người sang người. Chỉ có điều khác biệt rằng HIV/AIDS không bùng phát một cách đáng sợ vào một thời điểm mà cứ âm thầm lặng lẽ giết người qua thời gian, từ 1986 đến tận hiện tại.

HIV/AIDS là căn bệnh gây ra bởi virus HIV-1. Virus HIV-1 ký sinh vào các tế bào cơ thể người, gây ra hội chứng suy giảm hệ miện dịch, đến giai đoạn cuối là AIDS, bệnh nhân sẽ chết vì hệ miễn dịch quá yếu, không thể kháng lại những căn bệnh thông thường.

Virus HIV-1 không lây lan qua không khí (như virus cúm A, SARS) hay tiếp xúc bề mặt (như ncovid-2019) mà lây lan chính qua đường tình dục, máu và di truyền. Ước tính, tỉ lệ lây lan cao nhất của dịch HIV/AIDS là qua đường tình dục, sau đó đến đường máu. Điều này lý giải những con nghiện ma túy sử dụng ống kim tường thường có khả năng nhiễm HIV/AIDS rất cao.

Được phát hiện từ năm 1986, HIV/AIDS đã giết chết 32 triệu người và đến nay vẫn không có thuốc chữa. Đây được xem là căn bệnh thế kỷ – căn bệnh đáng sợ và chết chóc nhất trong tất cả các loại bệnh. Lý do là bởi người nhiễm HIV/AIDS gần như chắc chắn sẽ chêt, thêm vào đó là sự chủ quan trong phòng chống, cũng như vấn đề về tệ nạn ma túy, tình dục đã trở nên nhức nhối trên toàn cầu.

Đến tận ngày nay, chiến đấu với HIV/AIDS vẫn còn là một vấn đề gian nan bởi đại dịch này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ tính riêng năm 2018, có 770.000 người chết do HIV/AIDS. Dù con số này đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh dịch (năm 2010 với 1,2 triệu người chết) thì vẫn là một con số quá cao, với một đại dịch đã tồn tại suốt hơn 30 năm nay. Ước tính, hiện tại vẫn còn khoảng 37,9 triệu người đang phải sống chung với HIV/AIDS.

Như vậy, mặc dù không phải cái tên đầu bảng trong Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giớidịch HIV/AIDS vẫn là nỗi kinh hoàng số 1, là “căn bệnh thế kỷ” bởi tính tàn phá và không có thuốc chữa của nó.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1986-Hiện tại
  • Tâm dịch: Toàn cầu
  • Virus: HIV-1
  • Số người chết: 32 triệu người

Dịch Cocolitztli Mexico

Có lẽ ít ai biết, trong số Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giới, đã có 1 đại dịch suýt xóa sổ cả một quốc gia. Đó chính là dịch Cocolitztli Mexico năm 1545-1548. Trận đại dịch diễn ra tại Mexico – một đất nước Trung Mỹ nghèo, lạc hậu vào thời điểm bấy giờ. Đại dịch này được xem là gây ra bởi một virus lạ ở bản địa là Cocolztli – một loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết. Do điều kiện y tế nghèo nàn, lại bị cô lập khỏi thế giới bởi vị trí địa lý xa xôi, Mexico đã rất khó khăn để chống chọi lại đại dịch này.

 Dù không trở thành đại dịch toàn cầu, Dịch cocolitztli Mexico đã giết chết khoảng 5-15 triệu người Mexico, tương đương khoảng 80% dân số nước này. Ít lâu sau đó, đại dịch dù được dập tắt cũng quay trở lại và giết thêm khoảng 30-50% dân số còn lại của Mexico. Đây là một thiệt hại đáng thương tâm, suýt nữa đã xóa sổ cả một đất nước. 


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1545-1548
  • Tâm dịch: Mexico
  • Virus: Cocolitztli
  • Số người chết: 5-15 triệu

Dịch tả Ấn Độ

Bệnh tả từng là một trong những bệnh chết chóc nhất thế giới.

Nguồn gốc của bệnh tả là do nguồn nước và đồ ăn không vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn vibrio cholerae gây bệnh tả có thể lây trực tiếp qua những đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc lây truyền qua ruồi – một trong những sinh vật trung gian lan truyền bệnh tả nhiều nhất. Bệnh nhân bị bệnh tả sẽ bị tiêu chảy, dần dần chết vì suy kiệt và mất nước.

Trong số 7 lần bùng phát thành đại dịch, đại dịch tả lần thứ 1, hay còn gọi là dịch tả Ấn Độ là đáng sợ nhất. Dịch bùng phát từ năm 1816-1826, cướp đi sinh mạng của 15-23 triệu người. Từ Ấn Độ, đại dịch lây lan sang Nga, Tây Á, Trung Á và Châu Âu. Ngày nay, nền y tế đã dễ dàng chống lại bệnh tả, và ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, tránh ruồi vào thức ăn là những khuyến cáo của chuyên gia y tế nhằm phòng chống bệnh tả.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1816-1826
  • Tâm dịch: Ấn Độ
  • Vi khuẩn: Vibrio cholerae
  • Số người chết: 15-23 triệu người

Dịch đậu mùa La Mã

Được lịch sử ghi lại như là đại dịch xa xưa nhất trong Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giớidịch đậu mùa La Mã đã bùng nổ từ năm 541-542 tại Đế chế La Mã. Đậu mùa, hay còn gọi là thủy đậu, gây ra do 2 vi khuẩn ariola major và variola minor. Người mắc bệnh có những triệu chứng nổi nốt khắp người (trông như viên đậu). Đây là những nốt do virus xâm nhập gây ra, nổi lên dưới mạch máu, dần ăn sâu vào máu và khiến cho người bệnh chết vì xuất huyết nội. Vào thời điểm đó, nền y tế chưa phát triển nên bệnh đậu mùa lây lan rất nhanh, đã cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu người La Mã.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 541-542
  • Tâm dịch: La Mã
  • Vi khuẩn: Ariola major và Variola minor
  • Số người chết: 1,5 triệu

Dịch tả Nga

Nằm trong số 7 lần dịch tả bùng phát thành đại dịch, dịch tả Nga hay còn gọi là dịch tả lần thứ 3, diễn ra vào năm 1852-1860. Thông qua đường thương mại từ Ấn Độ đến Nga, dịch tả đã bùng phát, sau đó lây lan sang Châu Âu và Bắc Mỹ. Có 1 triệu người trên toàn thế giới đã chết trong dịch tả Nga – lớn hơn bất kỳ dịch tả nào khác nếu không tính dịch tả lần thứ nhất tại Ấn Độ. 


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1852-1860
  • Tâm dịch: Nga
  • Vi khuẩn: Vibrio cholerae
  • Số người chết: 1 triệu

Dịch hạch Justinian

Trước sự kiện Cái Chết Đen, Châu Âu cũng từng phải hứng chịu một đợt dịch hạch kinh hoàng, đó là dịch hạch Justinian. Vào thời kỳ đó, dịch hạch là đại dịch phổ biến ở Châu Âu cùng các nước Địa Trung Hải, cứ sau một khoảng thời gian vài trăm năm lại tái bùng phát, tuy nhiên người Châu Âu do kiến thức còn hạn chế nên chưa thể tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh này.

Dịch hạch Justinian diễn ra chủ yếu tại đế quốc Byzantine, hay còn gọi là đế quốc Đông La Mã. Cụ thể, tâm dịch đầu tiên là tại thành phố Justinian, sau đó lan ra khắp Byzantine, Tây Á và một số quốc gia Châu Âu như Pháp. Dịch hạch Justinian gây ra cái chết cho khoảng 25-50 triệu người. Dịch hạch Justinian thường hay bị nhầm lẫn với đại dịch Cái Chết Đen do cùng là dịch hạch, cùng xảy ra ở Châu Âu, nhưng thực tế dịch hạch Justinian diễn ra trước Cái Chết Đen tận 8 thế kỷ.

Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 541-542
  • Tâm dịch: Byzantine, Địa Trung Hải
  • Vi khuẩn: Yersinia pestis
  • Số người chết: 25-50 triệu người

Dịch hạch Cái Chết Đen

Vào thời Trung Cổ, có một sự kiện đã đem đến nỗi kinh hoàng cho cả Châu Âu, được lịch sử gọi là Cái Chết Đen. Đại dịch này còn gọi là Dịch hạch Cái Chết Đen, là đại dịch gây ra bởi vi khuẩn yersinia pestis gây dịch hạch.

Nguồn gốc của Dịch hạch Cái Chết Đen được xem là từ những con thuyền buôn bán từ Châu Á, Châu Phi đến Châu Âu. Trên những con thuyền thường tích trữ gạo, lương thực – nơi đám chuột làm tổ. Vi khuẩn dịch hạch lây lan qua bọ chét sống trên loài chuột, từ đó lây nhiễm sang người. Từ những con thuyền buôn bán, bệnh dịch hạch đã nhanh chóng lây sang Châu Âu.

Vào thời điểm đó, nền y tế tương đối lạc hậu đã không đủ chống lại bệnh dịch này. Thêm vào đó, Châu Âu giai đoạn đó đang chiến tranh triền miên, người chết khắp nơi, không ai quan tâm, quản lý nên càng tạo điều kiện cho bệnh dịch lây lan nhanh chóng. Kết quả là dịch hạch Cái Chết Đen đã lan rộng toàn Châu Âu, lan sang cả Châu Á, trở thành đại dịch kinh khủng nhất toàn cầu.

Với tổng số 74-200 triệu người chết – hơn một nửa dân số Châu Âu, Dịch hạch Cái Chết Đen đến nay vẫn là đại dịch chết chóc nhất và đứng đầu Top 10 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử thế giới.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1346-1352 
  • Tâm dịch: Châu Âu, Tây Á
  • Vi khuẩn: Yersinia pestis
  • Số người chết: 75-200 triệu

Dịch cúm gia cầm Tây Ban Nha

Dịch cúm Tây Ban Nha là một đại dịch toàn cầu, xảy ra vào năm 1918. Nguyên nhân chính của đại dịch kinh hoàng này là virus A/H1N1, đến tận ngày nay loài người vẫn còn kinh hoàng với chủng cúm này (A-H…N…).

Vào năm 1918, một chủng bệnh cúm mới được phát hiện, có nguồn gốc từ cúm gà và cúm mùa ở người, lây nhiễm sang loài lợn tạo nên chủng cúm mới. Chủng cúm mới này có khả năng lây lan nhanh như cúm gà và tỉ lệ tử vong cao như cúm mùa. Một cách nhanh chóng, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây lan ra toàn cầu, ngay cả đến những vùng xa xôi nhất như các đảo ở Thái Bình Dương hay Bắc Cực. Một phần nguyên nhân khiến đại dịch lây lan nhanh chóng được xem là do Chiến tranh thế giới thứ I, đã đưa binh lính, người tị nạn từ nước này sang nước khác một cách quá nhiều, dẫn đến tình trạng lây lan mất kiểm soát.

Ước tính có đến 5% dân số thế giới đã mắc cúm A/H1N1 trong dịch cúm Tây Ban Nha. Trong số những ca mắc bệnh, có đến 100 triệu người đã chết. Đây là lần đầu tiên chủng cúm A/H1N1 được loài người biết đến. Đến tận ngày nay, A/H1N1 cùng các virus cùng họ như A/H2N2, A/H5N1… vẫn là loại virus đáng sợ, dù con người đã chế tạo được vaccine phòng chữa.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1918-1920
  • Tâm dịch: Tây Ban Nha
  • Virus: A/H1N1
  • Số người chết: 100 triệu

Dịch cúm gia cầm Châu Á

Dịch cúm gia cầm Châu Á năm 1889-1990 từng gây ra thảm họa kinh hoàng bậc nhất trên toàn cầu. Đây là bệnh cúm gia cầm, lây từ gia cầm sang người nên thường được gọi là “cúm gia cầm”.

Năm 1889, dịch cúm gia cầm Châu Á bùng phát, bắt nguồn từ nước Nga rồi lây lan sang hoàng loạt các nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… rồi từ đó lây lan ra toàn cầu. Đây được xem là trận dịch cúm chủng A đầu tiên, trước cả khi đại dịch cúm Tây Ban Nha do virus A/H1N1 gây ra.

Dịch cúm gia cầm Châu Á năm 1889-1890 thường bị nhầm lẫn với dịch cúm gia cầm châu Á năm 1957-1958, với nguyên nhân là virus cúm A/H2N2, tâm dịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm châu Á năm 1889-1890 có tâm dịch bắt nguồn từ Nga, và có đến 2 triệu người chết, trong khi dịch năm 1957 chỉ là khoảng 1 triệu người. 

Vào thời điểm năm 1889-1890, các chuyên gia y tế vẫn gặp nhiều khó khăn để tìm ra đích xác chủng virus gây bệnh. Họ chỉ biết rằng đó là loại virus cúm A, và nghiên cứu cho rằng chúng có thể là H2 hoặc H3. Mãi đến sau này, khi đại dịch cúm A/H1N1 bùng nổ, những nghiên cứu về chủng cúm A phát triển, các nhà y tế mới tìm ra các bằng chứng, qua đó có thể xác định nguyên nhân gây dịch cúm gia cầm châu Á là do virus A/H2N2 và A/H3N8.


Thông tin chi tiết:

  • Thời gian: 1889-1890
  • Tâm dịch: Nga, Châu Á
  • Virus: A/H2N2, A/H3N8
  • Số người chết: 2 triệu
Rate this post
Tắt Thông Báo [X]
Xem bói ở HCM ở đâu đúng và chính xác